Quỳnh Dao khép lại một thời kỳ lãng mạn
Sự ra đi của Quỳnh Dao phải chăng cũng là cảm thức Nhất liêm u mộng (tên tiếng Trung của tiểu thuyết Một thoáng mộng mơ)? - Ảnh: weibo
Kim Dung và Quỳnh Dao là hai hiện tượng văn hóa của thế kỷ trước, đề tài và phong cách khác biệt. Kim Dung từng là viện trưởng Học viện Nhân văn - ĐH Chiết Giang, song tiểu thuyết của ông luôn được nhìn nhận là thường thức đại chúng.
Có bài viết nói về vai trò tiểu thuyết Kim Dung trong lịch sử văn chương từng khẳng định nếu nâng tầm những cuốn tiểu thuyết ấy lên một vị trí cao hơn, tức là vượt khỏi cái thường thức kia, là điều nguy hại cho sự phát triển của văn chương Trung Quốc.
Nhà văn Kim Dung
Nhưng đã là hiện tượng văn hóa thì hiển nhiên phải có cái lý ở đây.
Ảnh hưởng rất lớn đời sống văn chương thế kỷ trướcKim Dung, với xuất thân gia tộc khoa bảng danh giá, dòng họ còn có một "tra thị tàng thư" chứa đầy sách cổ nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, văn chương ngoài yếu tố võ hiệp còn đề cập quan niệm tam giáo một cách sâu sắc - điều hiếm hoi ở văn học hiện đại Trung Quốc, đặc biệt sau những năm 1980.
Còn Quỳnh Dao, khi bà mất đi, bà đã khép lại một thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn của văn học Hoa ngữ. Những năm gần đây, khi khái niệm "tam quan" nổi lên ở Trung Quốc, tiểu thuyết của Quỳnh Dao là đối tượng tiêu biểu cho "chủ nghĩa xét lại" trong văn hóa đại chúng.
Quỳnh Dao: vạn tiễn xuyên tâm thương tích đầy mình!ĐỌC NGAYHà Thư Hoàn, nam chính của Dòng sông ly biệt, từ nam thần được hàng vạn cô gái yêu thích đã trở thành "tra nam" (thuật ngữ phim ảnh hiện đại chỉ nhân vật nam khiến phụ nữ đau khổ).
Hay nhân vật nữ trong Một thoáng mộng mơ, cuốn tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của Quỳnh Dao được xem là kinh điển của dòng ngôn tình, bị chỉ trích là "não yêu đương" (một thuật ngữ khác chỉ các nhân vật hành xử dựa trên động cơ tình cảm).
Ngày nay nhiều độc giả cho rằng tiểu thuyết của Quỳnh Dao hầu hết đều có "tam quan bất chính", đầu độc tư tưởng nữ giới để tâng bốc chế độ phụ hệ. Cùng là nhà văn quốc dân, cuối đời danh tiếng của Quỳnh Dao đã tụt xa so với Kim Dung.
Nếu dùng góc nhìn của xã hội đương đại để đánh giá các tác phẩm của Quỳnh Dao sẽ thấy rất nhiều khác biệt, vì ở mỗi thời đại đều có những tâm lý tập thể khác nhau tạo nên những tiêu chuẩn đạo đức khác nhau. Tuy nhiên ta thử đặt lại câu hỏi rằng "hàng vạn cô gái" và "đám đông hâm mộ" rốt cuộc là ai?
Chẳng phải họ đều thuộc thế hệ vừa bước ra từ xã hội phong bế, họ mong muốn một đời sống cởi mở hơn, thích xem phim truyền hình kịch tính.
Hơn nữa thời điểm đó chủ nghĩa nữ quyền còn là một khái niệm xa lạ. Bao giờ cũng vậy, các hiện tượng văn hóa vừa có tính chất dẫn dắt quần chúng, cũng vừa nói lên được tinh thần của thời đại.
Quỳnh Dao được tiếp nhận, nghĩa là Quỳnh Dao nói lên được tiếng nói của thời đại, xã hội với nền kinh tế thị trường sơ khai muốn phá vỡ các nguyên tắc, giải phóng nguyện vọng cá nhân, theo đuổi hạnh phúc. Xã hội lúc đó, tiểu thuyết của Quỳnh Dao thực sự là thứ tuyên ngôn táo bạo dành cho nữ giới.Nhà văn Quỳnh Dao
Nhà văn Vương Hồng Đồ - giáo sư ĐH Phúc Đán - chia sẻ với Tuổi Trẻ: "Quỳnh Dao có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn chương của thế kỷ trước.
Người trẻ thời đại đó ít nhiều đều đọc tác phẩm của bà.
Sau này những phim chuyển thể từ tác phẩm của bà cũng ảnh hưởng đến nhiều người.
Quỳnh Dao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thể hiện đời sống tình cảm của người dân Đài Loan và cả châu Á, nhưng tác phẩm của bà thuộc phạm trù văn học đại chúng và văn hóa đại chúng, á gà thomo ngày 31 tháng 7 còn đối với dòng văn học chính thống nghiêm túc thì địa vị của chúng không cao".
"Yêu thì phải nói to lên"Quỳnh Dao, d oan mn người phụ nữ thành cũng nhờ yêu mà bại cũng vì yêu, d oán x s qung nam siêu chun đến cuối đời chưa bao giờ phản bội lại lý tưởng sống của mình, chính là tình yêu. Trong hầu hết các tác phẩm của bà, tình yêu đã trở thành biểu tượng của nhân tính.
Quỳnh Dao có lẽ là điển hình của hai chữ "phùng thời". Mang sự si cuồng dành cho tình yêu, bà đã rơi trúng thời đại nơi bà có đất dụng võ. TS Triệu Khiên, giảng viên Học viện Nhân văn (ĐH Kinh tế Tài chính Ninh Ba), lớn lên ở thời đại văn hóa đại chúng Hoa ngữ lan tỏa mạnh mẽ, chia sẻ với Tuổi Trẻ:
"Khi tôi còn nhỏ, hễ bật tivi lên là tôi thấy tất cả phim đều của Quỳnh Dao. Xung quanh tôi ai ai cũng vậy, bất luận học sinh tiểu học, người lớn hay người già đều thích xem phim chuyển thể từ tiểu thuyết Quỳnh Dao.
Đây là một hiện tượng văn hóa đại chúng. Quỳnh Dao và Đặng Lệ Quân, với sự dịu dàng xinh đẹp, cùng sự chân thành của họ, đã thổi một làn gió xuân ấm áp vào một xã hội đang gấp gáp thay đổi. Các tác phẩm của Quỳnh Dao mang đến cho người dân châu Á vốn đã quen bị kìm nén trí tưởng tượng về một tình yêu thuần khiết".
Quỳnh Dao (trái) năm 2023
Năm 2023, khi tham gia một buổi hòa nhạc ở Đài Bắc, Quỳnh Dao trên sân khấu phát biểu rằng: "Tôi vẫn thường nói, yêu thì phải nói to lên, không nói thì sao đối phương biết được, cho nên hôm nay tôi nói to với các bạn rằng tôi yêu các bạn, và tôi mong bạn cũng sẽ yêu thương những người xung quanh và gia đình bạn, đồng thời lấy luôn phần tình yêu này của tôi truyền đi".
Phải, "yêu thì phải nói to lên". Xã hội bấy giờ: chiến tranh kết thúc, xã hội phát triển, làn sóng đô thị hóa dâng cao, năng suất lao động bình ổn... thì tình yêu hiển nhiên là một nhu cầu cấp thiết, ở hầu hết các lĩnh vực người ta đều xoay quanh chủ đề tình yêu.
Không có Quỳnh Dao này nhất định sẽ gọi ra được một Quỳnh Dao khác để đáp ứng tâm lý tập thể. Hoặc đổi cách nói, Quỳnh Dao cũng chỉ phù hợp thời đại đó. Phê phán Quỳnh Dao liệu có đồng nghĩa với việc phê phán tâm lý tập thể của một thời đại đã qua?
Các tác phẩm của nữ văn sĩ Đài Loan thiết lập nỗi bất hạnh của nhân vật nữ dựa trên cấu trúc gia đình chế độ phụ hệ. Tình yêu xuất hiện như một sự thách thức chế độ đó. Mọi con đường ra vào đều theo kim chỉ nam tình yêu. Tư tưởng này đem đặt vào xã hội hiện đại dĩ nhiên sẽ thành lạc hậu.
Người trẻ bây giờ có nhiều hướng đi, tình yêu không phải là phương thức duy nhất giải quyết bí bách tâm hồn. Khao khát ngao du giang hồ của các nhân vật trong truyện Kim Dung thì vẫn ở đó, còn khao khát về một ái tình say đắm mà Quỳnh Dao là đại diện có vẻ đã bị bỏ lại phía sau.Khi Quỳnh Dao mất đi, bà đã khép lại một thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn của văn học Hoa ngữ - Ảnh: weibo
"Quỳnh Dao đi rồi, tôi nhớ..."Giáo sư Nghiêm Phong (ĐH Phúc Đán), cũng là một nhà phê bình nổi tiếng, trên Weibo nói về Quỳnh Dao: "Quỳnh Dao đi rồi, tôi nhớ nhiều câu chuyện ngày trước. Tôi sinh ra trong thời đại mà việc nói về tình yêu là điều cấm kỵ, từ nhỏ đã đọc những cuốn tiểu thuyết cứng rắn thiếu vắng tình yêu.
Rồi thời mở cửa, tôi lần đầu được tiếp xúc với những kiệt tác sâu sắc, tình yêu trong những cuốn sách đó rất phức tạp, thậm chí mang tính giải cấu trúc và dễ gây nản lòng.
Quỳnh Dao sẵn sàng trả giá khi phát hành sách mớiQuỳnh Dao lộ diện sau 10 năm: muốn thay chồng nói lời tận đáy lòngNhững 'nàng thơ' của Quỳnh Dao, ngày ấy và bây giờTôi đọc được các tác phẩm của Quỳnh Dao, thời điểm ấy có nhiều chỉ trích tiêu cực, còn được xem là thứ dành cho bé gái.
Tôi đang học Trung văn của ĐH Phúc Đán, dưới cái nhìn lấm lét của đám bạn cùng lớp, tôi đọc hết cuốn này đến cuốn khác, không thể dừng lại được, kể cả cuốn Cánh nhạn cô đơn, Dòng sông ly biệt, Trăng ảo chim huyền...
Tôi cũng không biết làm thế nào mà tôi có thể đọc nhiều tác phẩm có vẻ quá khác biệt với giới tính lẫn tuổi tác của tôi, mà lại đọc một cách thích thú.
Có lẽ đó là một kiểu bù đắp cho sự thiếu thốn, một bài học bù muộn màng. Trong bài học này có tình yêu trong sáng, chân thành và nồng nàn, dịu dàng và kiên định. Đó là một niềm tin đẹp đẽ đi cùng cuộc sống.
Cảm tạ Quỳnh Dao!
Tôi luôn cảm thấy người dân chúng tôi sống rất mệt mỏi, cả đời theo đuổi thành công và tiền bạc. Ngay cả tình yêu bây giờ cũng cần rất nhiều tiền, hiếm ai có được tình cảm trong sáng.
Trong tiểu thuyết của Quỳnh Dao, nhân vật chính thường có thể từ bỏ mọi thứ, thực tế không thế, điều này có thể bù đắp cho những thiếu vắng nơi nội tâm độc giả".